Blog sưu tầm những bài văn hay

Tổng hợp những bài văn tả cảnh, tả cơn mưa, bài văn mẫu, bài văn tả vật, bài văn miêu tả hay được chọn lọc phục vụ cho mục đích giáo dục & tham khảo.
Lưu ý: các bài văn tả cảnh này được sưu tầm từ các nguồn khác nhau chỉ dành cho mục đích tham khảo ý tưởng làm tư liệu soạn / tập làm văn, không khuyến khích chép lại 100% các bài văn này vào các bài thi/kiểm tra định kỳ.

author

Góc hài hước: Các bài văn "siêu chuối"

Các đoạn văn "siêu chuối", tả rất thực của các học sinh


1. Em hãy tả con lợn nhà em:

"con lợn nhà em đầu tròn như quả bóng da, người nó hình cái hộp các-tông còn cái đuôi thì giống cái chân chống xe máy!"
Lời Bình: thời buổi này, có nhà nào có lợn đâu mà tả.

---

2.
2 anh em sinh đôi nhà nọ học chung 1 lớp, nen bài vở có phần hơi giống nhau. 1 lần làm bài văn tả cơn mưa. anh viết "tiếng mưa rơi trên tàu lá chuối lộp độp". em ngó sang thấy phục anh quá, liền chép ngay vào vở mình "tiếng mưa rơi trên tàu lá chuối leng keng"!
Lời Bình: từ tượng thanh có vấn đề.

---

3, Em hãy tả bạn em

"bạn em ko cao ko thấp, trung bình. bạn em ko gầy, ko béo, trung bình. bạn em ko đen ko trắng, trung binh. bạn em ko giỏi ko kém, trung bình..."
Lời Bình: điệp ngữ đây, điệp ngữ đây.

---

4, em hãy tả đêm giao thừa

"em bước ra sân để chuẩn bị thắp hương giao thừa. ánh trăng tròn vằng vặc soi rõ khu tập thể, làm những chiếc lá sáng lên loang loáng..."
Lời Bình: bốc phét quá đà. theo lịch mặt trăng thì đêm giao thừa ko có trăng.

---

5, em hãy kể lại tác phẩm Tắt đèn của NTT

"Chị Dậu rón rén bưng bát cháo hành vào cho anh Pha ăn"!!!!
Lời Bình: trong văn học 30-45, nhẫm lẫn là chuyện thường tình.!

---

6, em hãy tả con gà trống nhà em

"chú trống choai nhà em lớn nhanh như thổi, càng lớn chú càng giống gà mái " !?
Lời Bình: tội nghiệp trẻ con bây giờ, ít được gần với tự nhiên, cây cỏ, động vật

---

7, Chuyện này cũng có thật nè: Trích bài văn bình tác phẩm Tắt đèn

"Chị Dậu, như người ta vẫn nói 'con giun xéo lắm cũng quằn', đã nói với bọn lính lệ như thế này 'Mày động vào chồng bà đi, rồi bà cho bà cho mày xem'. Và chị cho chúng nó xem thật."
Không hiểu là xem cái gì nhỉ?

---

8, "áng văn" độc đáo

"Nhà em có một con gà. Buổi sáng thức dậy, nó nhảy từ dưới đất lên nóc chuồng, rồi lại nhảy lên đống củi, vỗ cánh và gáy ầm ĩ. Tức mình, em ném nó què chân".
Lời Bình: Có lẽ em này chuyên đọc những truyện tranh kiểu như: "Ðấm! Ðá! Hự ! Bụp!..."

---

9, Tả sinh hoạt một buổi tối ở gia đình em

"Ăn cơm xong, bố em ngồi uống nước, mẹ em thì rửa bát, còn chúng em cất xoong nồi. Bỗng điện phụt tắt. Bố em bảo: 'Thôi, hôm nay lại mất điện, cả nhà mình đi ngủ sớm!'"
Lời Bình: Có khả năng nhà học sinh này ở khu vực hay bị ông điện cắt đột xuất.

---


10, tả cô giáo "Chiều dài của cô giáo em là..., chiều rộng của cô giáo em là..."

Lời Bình: Một học sinh giỏi toán của lớp,! bố ; mẹ suốt ngày bắt "làm toán đi" ·

---

11, "Tưởng tượng mình là Thánh Gióng lên tâu với Ngọc Hoàng những việc mình đã làm dưới trần gian"

"Lên đến cổng trời, ta gặp ngay ông Thiên Lôi, ông ấy cười khà khà vỗ vai ta và rủ ta vào nhà ông ấy làm vài chén rượu cho đã"

---

12, Tả tiết học trong lớp

"... Cô giáo em đang giảng bài, bỗng nhiên có tiếng gõ cửa như làm ám hiệu: Cạch... cạch... cạch. Và sau làn kính mờ là một bóng đen đứng lặng im. Cô giáo em rón rén ra mở cửa, cả lớp im lặng hồi hộp... Trời! Thì ra là bác hội trưởng hội phụ huynh của lớp..."
Lời Bình: học sinh mê truyện trinh thám ·

---


13, "Em hãy tả bà nội thân yêu trong gia đình em" 

"... Bà nội em rất hiền. Mắt bà một mí nhìn sụp xuống. Bà khoái ăn trầu, ngày nào cũng ăn, nhổ ra cái nước đỏ lòm. Bà rất thích đánh em vì em hay trốn ngủ trưa. Cái roi bà giấu sau cánh cửa. Bà sai em đi mua cho bà ly chè sương sa, bánh lọt. Vừa đi em vừa húp bớt lớp nước dừa ở trên vì nó béo lắm. Về nhà nhìn ly nước, bà sai em ra xin thêm nước dừa và chê bà bán hàng hà tiện nước dừa. Em đâu có dám xin thêm. Bà em rất cao. Thân bà cao bảy thước. Gần nhà em có mấy cái cô bán bia ôm, buổi trưa hay la lối, cười giỡn om sòm với mấy cái ông lạ hoắc ở đâu tới. Bà tức lắm, chống nạnh chửi qua. Mấy cô thấy bà cao lớn, không dám chửi lại"
Lời Bình: học sinh "tả thực"

---

14, giải thích câu tục ngữ "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh"

"Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc, nhà cửa thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập, hành hạ..."

---


15, giải thích câu tục ngữ "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ"

"Câu tục ngữ cho thấy sự thông minh của loài ngựa, chúng thấy có một con bị đau là cả bọn bỏ ăn ngay, để đề phòng bệnh lây lan qua đường tiêu hoá"

---

16, Tả đôi mắt của ông:

"Mắt ông em lờ dờ, lòng đen đã mờ dần em nhìn vào mắt ông hình như tất cả đều trắng dã"!

---


17, Ðề bài: Em hãy phân tích nghệ thuật tả người của Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều

Bài làm của một học sinh lớp 9 ở tỉnh Bình Dương có đoạn viết như sau: "...Nguyễn Du có thể nói là sư phụ trong việc sử dụng nghệ thuật biến hoá (?). Ông tả Từ Hải thiệt "ngầu": "vai năm tấc", " thân mười thước"- y như ông Thần Ðèn (chứ ngoài đời làm sao có thiệt). ông tả chỗ này còn độc đáo hơn: "Râu hùm, hàm én, mày ngài". Trên một nhân vật có tới ba đại diện loài vật: hổ-chim-bướm. Thật tài quá xá! "
Lời phê của giáo viên: Dùng từ ngữ cẩu thả; phân tích bậy bạ; tưởng tượng loạn xạ; thiệt cũng "tài quá xá"! 1 điểm. ·

---

18, Ðời thừa

Ðề bài: Em hãy ghi lại sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm của Văn sĩ Hộ (Ðời Thừa)
Bài làm: Văn sĩ Hộ sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống thể thao, các anh em của Văn sĩ Hộ đều là những cầu thủ xuất sắc trong đội hình đội tuyển Sông Lam - Nghệ An. Ðặc biệt là người anh cả văn Sĩ Hùng- người đã ghi nhiều bàn thắng quan trọng cho đội tuyển Việt Nam tại Seagames 19 và Tiger Cup 98...Thử hỏi con người "tài không cao, phận thấp, chí khí uất" sống trong một gia đình toàn những người nổi t! iế ng và tài năng như vậy thì làm sao Văn Sĩ Hộ có thể thoát khỏi sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm - không "Ðời thừa" sao được

---


19, Một câu chuyện có thật 100% của học sinh cấp 3 bình về tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện " Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân..

"Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng chó, lòng gà, lòng vịt" chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng.... mẹ."
Lời phê của thầy giáo: "vào đề so sánh khập khiễng, nhưng rất bất ngờ"(O điểm)

---

20, Đề 1: Viết về nhân vật Thúy Kiều

Một bạn học sinh lớp 9 PTCS T.A, Huế đã viết như sau:
"Thúy Kiều là 1 người con gái tài sắc vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi vào đống bùn nhơ. Đến nỗi, chịu không nổi, nàng đã nhảy xuống sông Tiền giang tự vẫn. May thay lúc đó có một bà đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó, Kiều giác ngộ và đi theo con đường Cách Mạng."

---

21, "Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Kiều".

Một bạn lớp 11 PTTH Cái bè, đã viết: "... Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công "Vương Thúy Kiều" hay còn gọi là "Đoạn Trường Thất Thanh". Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm "thất điên bác đảo" cả giới "hậu bối" chúng ta ..."

---

22, "Em hãy tường thuật lại diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ".

Bài làm của 1 học sinh lớp 9 trường PTCS cấp 2: ".... Quân địch đánh ra, quân ta đánh vào ào ào như lá tre rụng, đồng chí phe ta đánh thằng cha phe nó ghê hết sức.... Kết qủa: Sau 55 ngày đêm chiến đấu oai hùng, ngày 7-1-1991, phe ta thắng phe nó, chúng ta đã giết sống được 16,200 chúng nó, phanh thây 62 máy bay (em quên mất tên của máy bay, xin cô thông cảm)"

---

23, "Trong các tác phẩm em đã học và đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất ? Vì sao ? Hãy chứng minh ?"

Bài làm của bạn NAT, lớp 10B PTTH, đã viết: " Trong kho tàng văn học VN, ca dao dân ca rất giàu tình nghĩa... Trong các tác phẩm đó em thích nhất là tác phẩm "Tắt đèn" của chị Dậu. Vì nó đã thể hiện tinh thần chống lại sự bóc lột phụ nữ của chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán con và chó để thể hiện tinh thần kiên quyết đó..."

---

24, "Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích "Những nỗi lòng tê tái."

Bài làm của bạn NCT, lớp 10A PTTH Phú Nhuận, có đoạn đã viết: "Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng". Qua đó ta thấy tên khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thúy Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại , làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp, muốn ngóc đầu lên cũng không nổi..."

---

25, "Em hãy cho biết sự bất công của phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Bằng các tác phẩm đã học của Hồ Xuan Huong, Nguyễn Du, hãy chứng minh ?”

Một bạn tên Hoài Nhân, lớp 9 PTCS viết: "Sự bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đó là: Họ không được tham dự bóng đá quốc tế, họ không được lái xe nhất là các loại xe con, xe gắn máy . Ngày nay, quyền giải phóng phụ nữ đã được củng cố. Hàng năm người ta lấy ngày 8/3 làm quốc khánh phụ nữ.."

---


26, "Sau khi đọc tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ gì về nhân vật chị Dậu?" 

Bài làm của bạn NHT lớp 10B, viết: "Sau khi chiêu xong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ như sau: Chị Dậu là một nàng con gái có bộ lòng yêu chồng, thương con cực đại. Nàng ta rất chi dũng cảm, không sợ roi vọt. Chẳng hạn, khi thấy chồng bị đánh đập, nàng hùng dũng chưởng lại bằng mấy cú ka-ra-tê hết sức đẹp mắt... "

---

27, "Trong bài Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi, đoạn thơ nào đã nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của quân ta trong cuộc kháng chiến?"

Một bạn nam đã viết: Đoạn thơ sau nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của cha ông ta: "Đánh 1 trận giặc không kinh ngạc, đánh 2 trận tan tác quân ta"

---


28, "Anh chị hãy phân tích hình ảnh người lính VN qua thơ ca kháng chiến chống Mỹ" ( điển hình như bài thơ Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân)

Trong bài viết của 1 bạn lớp 12A3 PTTH Phụng Hiệp, CL có đoạn:
"Người lính của Lê Anh Xuân là một nét đẹp trong muôn vàn cái đẹp của người lính. Tuy đã gục ngã, nhưng anh cố bò mà ngồi dậỵ.. Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất, Anh xỉu rồi anh giải phóng quân ơi, Nhưng anh gượng ngồi trên xác trực thăng và chết đứng trong khi đang đứng bắn"

Bài làm của 1 bạn lớp 12 ở Bến tre, viết:
"...Trên đường băng Tân Sơn Nhất, 1 anh giải phóng tự nhiên nằm đó. Một chị đi ngang thấy anh tự nhiên nằm nên lại rờ vào mình anh và lắc lắc mấy cái, chị thấy anh nằm im nên nghĩ anh đã chết... Anh giải phóng quân mất đi trong mình không có 1 thứ giấy tờ, một tấm ảnh nào, kể cả giấy chứng minh nhân dân cũng không có..."

---

29, "Em hãy cho biết ý nghĩa của câu thơ "Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm".

"Theo em nghĩ thì nếu hiểu suông thì câu này rất tối ưu là vô nghĩa vì sỏi đá thì khó có thể biến thành cơm được trừ phi các nhà khoa học VN đã chế tạo ra một chất hóa học nào mà có thể biến được sỏi và đá thành thực phẩm. Còn nếu đi sâu vào ý nghĩa của câu thơ này, chúng ta phải thấy ngay là đây không phải là những sỏi đá bình thường mà theo em nghỉ thì tác giả muốn đề cập tới các mỏ đá quí của đất nước ta. Vì chỉ có đào mỏ lấy đá quí thì mới có giá trị và có thể bán để mua cơm ăn mà thôị Và chẳng những đào được đá quý có cơm ăn mà còn dư tiền mua mấy trăm gram thịt xào lên làm món mặn và có một tô canh nóng hổi nữa."

---


30, Một học sinh “miêu tả hình dáng cô giáo em”

“Cô giáo em hiền, nhưng hơi mập, tóc cô ngắn được buộc gọn ra đằng sau, khi đi tóc cô ve vẩy ngo ngoe như cái đuôi con lợn con khi em ra cho nó ăn cám. Cô có đôi chân vòng kiềng, có lần em nghe mẹ em bảo với mẹ thằng Hà, chân như vậy sau này cô sẽ dễ đẻ...(?!)”
Ở bậc học phổ thông, các môn khoa học xã hội, nhất là môn văn đã và đang bị xem nhẹ, thậm chí xem thường. Các môn khác như nhạc, họa, thể dục càng không được coi trọng. Cho nên, số đông học sinh ngày nay còn mơ hồ, ấu trĩ về nhân sinh quan, về lẽ sống, nhiều em rất ngô nghê, ngớ ngẩn về tư duy và kỹ năng sử dụng tiếng Việt.

---

31, Xin nêu một số dẫn chứng về “kết quả” dạy và học văn hiện nay:


1. Em hãy ghi lại sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm của văn sĩ Hộ trong tác phẩm Đời thừa của nhà văn Nam Cao.


Văn Sĩ Hộ sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống thể thao, các anh em của Văn Sĩ Hộ đều là những cầu thủ xuất sắc trong đội hình đội tuyển Sông Lam - Nghệ An. Đặc biệt là người anh cả Văn Sĩ Hùng- người đã ghi nhiều bàn thắng quan trọng cho đội tuyển Việt Nam tại Seagames 19 và Tiger Cup 98... Thử hỏi con người "tài không cao, phận thấp, chí khí uất" sống trong một gia đình toàn những người nổi tiếng và tài năng như vậy thì làm sao Văn Sĩ Hộ có thể thoát khỏi sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm - không "Đời thừa" sao được ?

---


2. Em hãy phân tích tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân.


---

”Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng chó, lòng gà, lòng vịt chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng.... mẹ.”

---

3. Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Truyện Kiều.

Một em học sinh lớp 11, PTTH Cái Bè đã viết:
... “Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù, tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công “Vương Thúy Liều” hay còn gọi là “Đoạn trường thất thanh”. Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm thất điên bát đảo cả giới hậu bối chúng ta...”(!!).

---

4. Trong các tác phẩm em đã học và đã đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất? Vì sao? Hãy chứng minh?

Bài làm của em N.A.T lớp 10, PTTH viết:
“... Trong kho tàng văn học Việt Nam, ca dao dân ca rất giàu tình nghĩa... Trong các tác phẩm đó, em thích nhất là tác phẩm “Tắt đèn”. Vì nó đã thể hiện tinh thần chống lại sự bóc lột phụ nữ của chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán con và chó để thể hiện tinh thần kiên quyết đó...”.

---

5. Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích “Những nỗi lòng tê tái”.

Bài làm của em C.V.T lớp 10, PTTH P.N có đoạn viết:
“Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng”. Qua đó ta thấy tên khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thúy Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp muốn ngóc đầu lên cũng không nổi”.

---


6. Em hãy cho biết bất công của phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Bằng các tác phẩm đã học của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, hãy chứng minh.

Một em tên Hoàn Nhân, lớp 9, TPCS viết:
“... Sự bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đó là: Họ không được tham dự bóng đá quốc tế, họ không được lái xe nhất là các loại xe con, xe gắn máy (!). Ngày nay quyền giải phóng phụ nữ đã được củng cố. Hàng năm người ta lấy ngày 8-3 làm ngày quốc khánh phụ nữ...”.

---

7. Một bạn học sinh lớp 9, PTCS T.A, Huế đã viết:
“Thúy Kiều là người con gái tài sách vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi dập vào chốn bùn nhơ. Đến nỗi nàng đã nhảy xuống sông Tiền Giang tự vẫn, may thay lúc đó có một bà đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó Kiều giác ngộ và đi theo con đường cách mạng”(!!!).

---


8. Em hãy tả con gà trống nhà em:

"Chú trống choai nhà em lớn nhanh như thổi, càng lớn chú càng giống gà mái"!?

---

9. “Em hãy tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em rất kính yêu” 

- là đề tập làm văn trong kỳ thi tốt nghiệp tiểu học vừa diễn ra ở tỉnh nọ. Xin trích nguyên văn từ bài làm của học sinh :
- Hình dáng của bà nội rất là thấp được hai mét rưỡi dáng đi rất chậm chạp, mắt thì lừ đừ ít thấy gì nữa… Tính tình cụ già rất là bực bội… Khi bà nội cười liền nhe mầm răng ra còn được ba bốn cái gì mà thôi.
- Con mắt của bà tròn như hòn bi, mũi có hai cái lỗ, cụ già có hai cái tai, tóc của bà đã bạc phơ. Cổ ngắn gọn, thân của bà 2, 3 thước, bà có hai cái tay, có hai cái chân.
- Bà cụ ngoài 40 tuổi. Hình dáng bình thường, chiều rộng ba mươi, chiều cao một mét sáu.
- Khi cười miệng bà em móm mém như miệng cái hố.
- Khuôn mặt ông bầu bĩnh; đôi mắt ông như mắt bồ câu trắng; dáng đi của ông rất hoang thai và cái miệng của ông như trái tim rất mảnh liệt.
- Ông của em dài thì bằng 1 mét và không mập.

Dạy các môn xã hội, nhất là môn văn là nhằm hình thành nhân cách cho học sinh, giúp các em tích lũy hiểu biết, từng bước làm giàu tình yêu gia đình, quê hương, đất nước và con người. Vậy mà bây giờ có không ít học sinh không thích học văn, thậm chí rất sợ học văn. Lỗi ấy đâu chỉ thuộc về các em?!

Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có quá nhiều cải biên, cải cách về nội dung và phương pháp giảng dạy môn văn, thay cả sách giáo khoa, cho ra đời hàng loạt sách tham khảo, thực hiện nhiều cuộc hội thảo, tập huấn về thay sách trên phạm vi cả nước, tốn kém bạc tỷ.
Tuy nhiên, Bộ lại quên rằng: dạy văn là dạy người, dạy cái phần hồn tinh túy, cao đẹp của con người thông qua các hình tượng văn học. Muốn thế, trước hết và rất cơ bản là tâm hồn người thầy phải thật trong sáng, nhạy cảm và giàu tính yêu thương. Nếu cứ xem nhẹ đặc trưng bộ môn văn, quá thiên về cải cách phương pháp dạy và học, e rằng học sinh càng sợ học văn.

Ngoài lề: Làm thế nào để giúp trẻ hòa mình vào trường học?

Làm thế nào để giúp trẻ hòa mình vào trường học?

Trường mẫu giáo là nơi có thể bổ sung và làm phong phú thêm các hoạt động ở nhà. Bạn phải trao đổi với giáo viên về con mình và có những yêu cầu đặc biệt để nó nhận được sự quan tâm tốt nhất. Nhiều cô nuôi dạy trẻ không chú ý lắm tới chuyện giúp trẻ con có năng khiếu phát triển khả năng của chúng. Vì vậy, bạn có thể yêu cầu giáo viên tạo một số điều kiện cho trẻ học hỏi như:
- Cho con bạn tự lựa chọn những quyển sách nó thích. Nếu được, hãy yêu cầu nó đọc cho các bạn cùng nghe.
- Khuyến khích, gợi ý chúng sử dụng các bộ đồ nghề bằng đồ chơi, những miếng bìa và các hộp cứng để tạo thành các vật thể khác nhau.
- Làm tăng niềm hứng thú và say mê toán học của trẻ bằng cách cho chúng một cuốn sách bài tập hay những bài toán đặc biệt về vẽ các hình trong toán hình học.
- Phát huy các sáng kiến của trẻ bằng cách cho chúng tự do sáng tạo nghệ thuật của riêng mình như vẽ tranh, cắt dán.
- Sắp xếp cho trẻ nhận làm những công việc đặc biệt nào đó như viết một quyển sách, chuẩn bị cho một buổi diễn múa rối, cùng tham gia chương trình văn nghệ... chẳng hạn.


Một đứa trẻ có khiếu nghĩa là gì?

Về mặt lý thuyết, trẻ em có tài học một mình ở lớp. Với sự đòi hỏi kiến thức mãnh liệt, chúng tiếp thu nhanh như bọt biển, làm cho cha mẹ hài lòng với những khả năng về tri thức. Ai cũng dễ dàng nhận ra rằng mấy năm đầu đi học trẻ có khiếu được tô điểm bằng kết quả học rất tốt. Trong lúc được tưởng thưởng rất nhiều, trẻ em có khiếu và gia đình chúng cũng phải đối đầu với những thách thức. Mặc dù trẻ có khiếu có khuynh hướng học tốt ở trường nhưng cũng gặp nhiều khó khăn trong lớp cũng như ngoài sân chơi. Là phụ huynh của một trẻ có khiếu, bạn phải biết cách cư xử và điều chỉnh con mình trong trường học và ngoài đời sau này. Hãy nhớ rằng - bạn là người ủng hộ nhiệt tình và mạnh mẽ nhất của con mình. Bằng cách đồng hành với những tình huống của con mình ở trường cũng như cuộc sống xã hội, cần phải điềm đạm can thiệp khi cần thiết, bạn có thể giúp và bảo đảm cho con mình những năm đầu đi học hạnh phúc, hữu ích và điều đó sẽ làm thỏa mãn tiềm năng lớn lao của nó.


Con bạn có khiếu không?

Theo Hiệp hội Quốc gia Phát hiện trẻ em tài năng của Mỹ (NAGC), trẻ có khiếu biểu hiện hoặc có tiềm năng đưa ra những thành tựu khác thường, ít nhất là trong một lĩnh vực nào đó như nghệ thuật, âm nhạc, ngôn ngữ và toán học. Thường thì trẻ có khiếu không những học dễ dàng hơn và hiểu sâu hơn những trẻ em cùng lứa tuổi, mà còn tiến bộ rất nhanh.
Ở Mỹ, khoảng 3 triệu trẻ em (khoảng 5% trẻ mẫu giáo) được xem là có ít nhất một tài năng lớn nào đó. Kết quả đó được công bố sau khi những em này đã qua kỳ sát hạch dựa trên những tiêu chuẩn phát hiện tài năng của chính phủ liên bang. Mặc dù một số trẻ có dấu hiệu có khiếu trước tuổi mẫu giáo - có khiếu về ngôn ngữ, biết đọc sớm hay có khả năng bất thường với các con số - nhưng nhiều trẻ lại không có dấu hiệu có khiếu mãi cho đến khi vào tiểu học.
Nếu bạn hoặc một giáo viên nào đó nghĩ rằng con mình có khiếu thì hãy mang bé đến một nhà tâm lý trẻ em, một chuyên gia chăm sóc sức khỏe tâm thần chuyên đưa ra những cuộc trắc nghiệm và đánh giá việc thực hiện đó, đánh giá khả năng của nó. Cách đây nhiều năm trẻ em có chỉ số 130 trở lên khi được trắc nghiệm IQ được xem là có khiếu; nhưng ngày nay, tiêu chuẩn này không ấn định là có khiếu hay không. Trẻ em phải trải qua hàng loạt các cuộc trắc nghiệm khi phụ huynh và thầy cô phát hiện được. Nhưng có cái mác "Có tài", "học giỏi" vẫn chưa phải là chiếc vé thành công ngay ở trường. "Chúng ta dán cho đứa trẻ cái mác có tài ở trường thực ra đó chỉ là một phương pháp để nhận dạng, là cách thông báo rằng đứa trẻ này đang cần một cái gì đó khác hơn", Peter Rosenstein, Giám đốc điều hành Hiệp hội Quốc gia Phát hiện trẻ em tài năng của Mỹ cho biết như vậy. Để phát hiện xem con mình có khiếu hay không, hãy xem bài những dấu hiệu phát hiện tài năng ở trẻ em dưới 5 tuổi và những dấu hiệu phát hiện tài năng ở trẻ em trên 5 tuổi.


Nhà trường xử lý trường hợp trẻ em có khiếu như thế nào?

Ở những quốc gia phát triển, chính phủ có ngân sách riêng để nghiên cứu và giúp trẻ có khiếu phát triển.
Ta thường thấy những em có khiếu rất nỗ lực ở trường trong việc học. Thực tế cho thấy có nhiều em buồn chán nếu chương trình học quá dễ, đôi lúc chúng đi chệch hướng và xuống dốc, hoặc có thể trở nên thụ động. Thậm chí có một số em được người ta đánh giá là học sinh cá biệt vì tính hiếu động của chúng. Trẻ em có khiếu thường cảm thấy bị các bạn học xa lánh và có thể trở thành mục tiêu cho bạn bè cùng trang lứa chọc ghẹo. Chỉ những giáo viên giỏi mới nhận ra một em "học sinh cá biệt" nào đó có khả năng đặc biệt thật sự.


Làm gì để giúp trẻ có khiếu?

Nếu bạn phát hiện ra con mình có khiếu, hãy hẹn gặp nói chuyện với giáo viên của con mình, với một chuyên gia hay với chính Hiệu trưởng trường con bạn học. Nhưng trước khi gặp, bạn phải biết rõ các khả năng của con mình, tức là đã từng so sánh khả năng của cháu với những đứa bình thường khác. Nếu có dịp làm trắc nghiệm thì phải biết các cuộc trắc nghiệm cháu đã thực hiện và cách thực hiện các cuộc trắc nghiệm. Như vậy bạn mới có thể nói một cách chi tiết về những điểm mạnh, điểm yếu có liên quan. Có điều kiện thì rất nên tìm hiểu về những chương trình có sẵn cho con mình ở trường và ở ngoài, trong nước cũng như nước ngoài.


Dấu hiệu có khiếu của trẻ 5 - 8 tuổi

Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng một đứa trẻ có thể vừa có năng khiếu lại vừa rất chậm chạp. Nhiều thiên tài khi còn nhỏ còn bị coi là "hơi khù khờ". Tuy nhiên một số dấu hiệu sau đây cũng gợi ý cho bạn phần nào:
Có thể con của bạn có khiếu nếu cháu:
- Suy nghĩ trừu tượng. Nghĩa là cháu có khả năng nắm bắt những khái niệm ngôn ngữ học và toán học cao hơn và có khả năng bàn luận những vấn đề phức tạp như đạo đức học, luân lí và tôn giáo.
- Có tài đặc biệt như khả năng thực hiện các phép tính toán học trong đầu, hoặc hiểu được các khái niệm như toán nhân trước khi được dạy ở trường.
- Có khả năng tập trung cao độ vào một hoạt động nào đó với thời gian dài.
- Có vốn từ phong phú và hiểu được nhiều từ không đặc trưng dành cho những trẻ cùng tuổi.
- Là người lãnh đạo. Nghĩa là cháu thường tổ chức các hoạt động nhóm, bày trò chơi khi đi với các trẻ khác.
- Tin tưởng vào những ý kiến và các việc đã làm của mình.
- Thực hiện tốt các lĩnh vực học thuật.
- Có tính sáng tạo; nghĩa là, thích kể chuyện, vẽ hoặc soạn nhạc.
- Có óc khôi hài và nhanh trí.
- Thích tiêu khiển với những trẻ lớn hơn và người lớn.
- Thực hiện những công việc học thuật mà hai năm đầu của cấp học đòi hỏi.
- Nhạy cảm với tình cảm của người khác.
- Ghi nhớ các sự việc một cách dễ dàng và có thể nhớ lại và kể lại những sự việc đó vào những lúc thích hợp.

Kiểm tra năng khiếu của trẻ

Có lẽ bạn rất muốn biết liệu con bạn có năng khiếu thật sự hay không. Thế nhưng hầu hết trẻ em không cần kiểm tra năng khiếu trước khi bước vào bậc tiểu học.
Nếu con bạn đến tuổi đi học, hãy nói chuyện với giáo viên chủ nhiệm, nhờ chú ý đến em kỹ hơn. Nếu con bạn có những biểu hiện chán đi học hay có những vấn đề trong đời sống tình cảm và xã hội thì nên hỏi ý kiến một chuyên gia sức khỏe và tinh thần.
Nếu con bạn không được vào học ở trường hay trường học không như ý muốn của bạn, hãy hỏi các nhà tư vấn để được giới thiệu một nhà tâm lý học trẻ em, người có thể đưa ra những bài trắc nghiệm sự thông minh của trẻ. Việc trắc nghiệm cá nhân thường rất đắt (làm kiểm tra và việc thảo luận kết quả điều tra ở Mỹ có thể mất đến 1000 đô la). Ở TP. HCM, bạn có thể làm trắc nghiệm cho con mình tại Trung tâm tư vấn 43 Nguyễn Thông, quận 3, điện thoại (08) 932 5111. Giá mỗi lần trắc nghiệm là 75.000 đồng, phải đăng ký với Trung tâm trước ít nhất là 2 ngày.
Trẻ em khoảng 3 tuổi có thể được kiểm tra về khả năng và chỉ số thông minh, nhưng các chuyên gia tin rằng kết quả các đợt kiểm tra chỉ số thông minh thu được trước 5 tuổi thường không ổn định. Điều đó nghĩa là, nếu một đứa trẻ trước 5 tuổi được kiểm tra chỉ số thông minh lại thường xuyên, điểm của chúng có thể dao động, không ổn định. Nhiều năm trước, trẻ em có chỉ số thông minh trên 130 được xem như có tài (mức độ thông minh trung bình là 85 đến 115). Hiện nay, chỉ số thông minh là một trong nhiều yếu tố để đánh giá trước khi một đứa bé được công nhận là có năng khiếu. Các bậc phụ huynh và giáo viên thường được yêu cầu nói lên ấn tượng của họ về đứa trẻ, và những ý kiến chủ quan này cũng được xem là quan trọng trong việc kiểm tra năng khiếu cho trẻ.
Khi năng khiếu có nhận thấy:

Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng một đứa trẻ có thể vừa có năng khiếu lại vừa rất chậm chạp. Nhiều thiên tài khi còn nhỏ còn bị coi là "hơi khù khờ". Quan trọng là bạn giáo dục con mình như thế nào nữa!

Trên thế giới, ở một số dân tộc ít người còn duy trì những sinh hoạt văn hóa truyền thống và ở một số nước sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ phụ, năng khiếu của trẻ em thường bị lãng quên. Nước ta cũng mới chỉ đi những bước đầu trên lĩnh vực này. Cho nên, nếu có phát hiện năng khiếu lạ nơi con bạn, tốt hơn hết là tìm một giáo viên gần gũi với em để quan sát và tìm ra những năng khiếu đặc biệt của trẻ mà qua những bài kiểm tra thông thường chúng không thể bộc lộ được. Nếu có điều kiện cũng nên tìm một nhà tâm lý học nhạy cảm với các vấn đề này.
Nhưng trên hết, bạn hãy luôn cho con mình cảm thấy nó được yêu thương!

Tập làm văn mẫu lớp 5 - Phần 2

Đề: Bài văn tả cảnh dòng sông

Bài làm 1:      

Chỉ khi nào được đi thưởng ngoạn trên sông Sài Gòn, ta mới thấy và cảm nhận được vẻ đẹp riêng và sự náo nhiệt của nó. Dòng sông uốn lượn hiền hoà như một người thiếu nữ tuổi thanh xuân. Những chiếc tàu vận tải chở hàng xuống nhập khẩu quan trọng đang tiến về cảng. Những sà lan chở cát, đá chạy ì ạch trên sông. Rồi còn ghe, đò chở khách qua lại trên sông. Buổi trưa nắng gắt, dòng sông mới đẹp làm sao! Mặt nước lặng đi, dòng sông như một tấm gương để những chị mây trắng soi mình xuống dòng nước. Ánh nắng thoáng qua trên vành nón lá của một cô gái miền quê sông nước. Bầu trời dần dần quang đãng hơn, những tia nắng cũng lùi dần đi.
Dòng sông trở nên thật êm ả. Ô! Đến bây giờ tôi mới biết rằng dòng sông nàycu4ng mang một màu đỏ đậm phù sa như bao con sông khác. Ở gần bờ, những đứa trẻ đang nô đùa cùng những người dân, kẻ giặt giũ người lấy nước, làm đục ngầu cả một đoạn sông. Tiếng cười nói chen lẫn tiếng động cơ tàu thật vui nhộn.
Ngồi trên tàu, tôi có thể cảm nhận được dường như không khí trong lành của dòng sông đã xua tan sự ngột ngạt của phố thị. Nổi bật trên sông là những đám lục bình điểm xuyết những bông hoa màu tím dịu. Những cánh hoa và nõn đọt của loài cây dại này có thể chế biến được những món ăn rất ngon. Dòng sông từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người dân thành phố.

Bài làm 2:         

 Càng ra xa bến cảng, cảnh dòng sông càng thanh bình và êm đềm. Mặt sông uốn lượn như một tấm vải lụa trải dài đến xa tít chân trời, vắng bóng tàu thuyền nên sông cũng ít sóng đi, chỉ nghe soàn soạt vài tiếng sóng vỗ bờ. Những cụm lục bình đâu rồi nhỉ? Có lẽ chúng thấy mình quá nhỏ bé trước cảnh sông nước bao la nên đã trốn đi. Mặt trời đã chiếu những tia nắng gay gắt, mặt sông lấp lánh như được dát muôn ngàn viên pha lê. Ô kìa, những chiếc thuyền đánh cá, chở hàng buôn bán lặng lẽ đậu giữa dòng sông như đang ngẫm nghĩ điều gì đó.
Bến cảng đã thưa dần, thấp thoáng đây đó những ngôi nhà cao tầng trong làn sương mờ mờ ảo ảo. Bên kia, nhà cũng ít lại, những vườn cây trái xanh um chạy dài ven bờ sông. Gió lùa qua lá cây xào xạc, tràn xuống mặt nước mát rượi. Đứng trước sông nước mênh mông, em thấy lòng mình nhẹ lân lân làm sao!

Tập làm văn mẫu lớp 5 - Phần 1

Đề: Tả một bạn thân thiết của em

-    Hương ơi! Nhanh lên
-    Ừ, tớ ra ngay đây, đợi tí nào!

Các bạn biết giọng nói đó là của ai không? Đó chính là Hương cô bạn gái thân nhất của em đấy.
Em và Hương chơi với nhau lâu lắm rồi, chúng tôi quen nhau khi hai đứa được xếp vào cùng một lớp hai. Từ hồi ấy đến bây giờ đã mấy năm rồi nhỉ? Chà! cũng lâu thật rồi đấy, tuy vậy nhưng tình bạn của chúng tôi vẫn thắm thiết như ngày nào. Em và Hương bằng tuổi nhau, nghĩa là năm nay hai đứa chúng tôi đều mười một tuổi. Tuy thế nhưng khi đi với Hương tôi thấy Hương trông có vẻ chững chạc và lớn hơn tôi nhiều. Hương đến lớp trong bộ áo đồng phục với chiếc áo trắng và chiếc váy kẻ ca rô cùng chiếc khăn quàng đỏ được thắt ngay ngắn trước ngực. ở nhà bạn thường mặc những bộ đồ rất mát mẻ, còn khi đi chơi bạn hay chọn các bộ đồ khoẻ khoắn với chiếc áo phông cùng với cùng với chiếc quần jeans. Hương có dáng đi thật uyển chuyển, nhẹ nhàng. Làn da trắng hồng, mịn màng làm tôn lên khuôn mặt bầu bĩnh, đáng yêu của bạn. Chao ôi! Đôi mắt của bạn thật là đẹp. Đôi mắt to, đen láy, sâu thẳm và trong đôi mắt đó luôn ánh lên cái nhìn nghịch ngợm của tuổi học trò nhưng cũng rất  dịu hiền. Mái tóc đen óng, mượt mà, luôn được bạn cặp gọn ra đằng sau gáy bằng chiếc cặp nho nhỏ, xinh xinh. Em yêu nhất là khuôn mặt bạn mỗi khi vui hay mỗi khki bạn được điểm 10, khi đó khuôn mặt bỗng trở nên tươi tắn, rạng rỡ hẳn lên, đôi môi đỏ hồng hé nở một nụ cười để lộ hàm răng trắng, đều đặn.

Chúng em quý Hương không chỉ vì nét đẹp đáng yêu của bạn mà là những nết tốt của bạn để chúng em noi theo. Ở lớp Hương luôn tỏ ra là một người học sinh xuất sắc, lực học về các môn của bạn rất đều. Trong lớp bạn còn rất chăm giơ tay phát biểu, những bài toán khó chưa thấy bạn nào giải được thì đã thấy cánh tay búp măng của Hương giơ lên rồi. tuy học giỏi nhưng Hương không hề kiêu căng mà rất khiêm tốn, những hôm có bài khó các bạn học kém thường nhờ bạn ấy giảng hộ và Hương vui vẻ nhận lời, hôm nay Hương giảng các bạn chưa hiểu thì hôm sau Hương lại giảng tiếp cho đến khi các bạn thật hiểu mới thôi. Không những thế Hương còn là một cây văn nghệ của lớp, giọng hát của bạn như trời phú: sao mà ấm áp, thiết tha đến thế khi hát về tình thầy trò, mà cũng thật à nhhí nhảnh, vui tươi khi hát về tình bạn thơ ngây trong sáng của tuổi học trò. Bạn còn rất lễ phép với người trên, khi gặp các thầy cô trong trường bạn đều đứng nghiêm chào hỏi lễ phép.

Sau một thời gian được cùng học, cùng chơi với bạn em đã học được ở bạn rất nhiều tính tốt. Và em sẽ cố gắng noi gương học tập ở bạn để trở thành một người học sinh xuất sắc.


Đề: Tả trường em sau buổi học

Trời đã về chiều. Nắng trên sân trường đã tắt. Chỉ còn gió lao xao trong những tán lá bàng, lá phượng và thổi dọc hành lang vắng vẻ. Chúng em  đang học tiết cuối cùng của buổi học hôm nay.

Trước giờ tan học, sân trường và dọc hành lang các lớp đều vắng vẻ, yên lặng. Thế nhưng phía ngoài trường, ở cả ba cổng đều chật ních xe cộ và phụ huynh đang đứng đợi đón con em. Nắng chiều đã nhạt, chỉ còn toả dịu trên ngọn cây và mái ngói. Hồi chuông báo giờ tan học vang lên. Tiếng chào thầy cô giáo từ các lớp vang lên rõ mồn một. Chừng một, hai phút sau, từ các lớp học, học sinh vui vẻ toả ra hành lang, ra sân và đi về phía cổng chính cùng hai cổng phụ. Trường em xếp hàng rất nề nếp. Chúng em cùng anh chị lớp trên nên luôn nhường các em lớp một, hai, ba đi trước sau đó chúng em nối đuôi đi theo sau. Ra đến cổng trường chúng em mới dám phá hàng. Tiếng cười nói râm ran.

Người bước bình thản, người đi vội vàng, người hổ hởi vì vừa làm tốt bài kiểm tra còn người nào có vẻ mặt buồn xo là không làm được bài hay vừa bị điểm kém. Được gặp bố mẹ hoặc người thân đến đón, ai nấy đều tười cười rồi leo lên phía sau xe đạp hoặc xe máy. Người khoe chuyện này, người khoe chuyện khác, ríu rít cả lên. Xe cộ phải lách mà đi nhưng ai nấy đều hoà nhã, vui vẻ, không hề xảy ra chuyện đụng chạm hay to tiếng. Những bạn đi bộ nép theo bờ tường mà vượt nhanh khỏi chỗ đông. ở hai bên cổng phụ có các bà ngồi bán quà vặt trông những thứ quà ăn mới hấp dẫn làm sao, nhưng các bạn trường em rất ngoan không bao giờ ăn quà vặt linh tinh.

Chừng mười lăm phút sau, hành lang, sân trường và ngoài cổng đã vãn hẳn người. Lúc này các thầy cô mới dắt xe ra về, còn các cô chú công nhân viên vẫn tất bận dọn dẹp. Mấy bạn bố mẹ đến đón muộn đứng thập thò ở cổng lúc lúc lại bước ra ngoài nhìn ngược, nhìn xuôi, vẻ sốt ruột. Từ sáng bố đã báo là chiều này có việc bận, sẽ đến đón em vào lúc năm giờ nên em yên tâm ngồi chơi với bác bảo vệ.

Buổi tan học diễn ra nhanh chóng, gọn gàng, có trật tự. Ai nấy đều vui vẻ trở về với mái ấm của gia đình mình.

Tổng hợp những bài văn mẫu (lớp 2) - Phần 3

Bài 11: Tả người anh trai (hay người chị gái) của em 

Anh trai của em tên là Vũ Quang Hòa, 9 tuổi, học lớp Ba.
Nước da trắng, tóc rễ tre. Cặp mắt to và sáng, vầng trán cao. Anh rất giống bố em. Anh học giỏi toàn diện: giỏi Toán, giỏi Tiếng Việt, thi vở sạch chữ đẹp được Giải Nhì toàn huyện. Anh mơ ước sau này trở thành một thuyền trưởng tàu viễn dương. Anh rất khéo tay: biết làm diều giấy, làm nhiều đồ chơi khác. Anh vẽ bức tranh Đàn gà bằng bút màu tặng em gái nhân ngày sinh nhật.
Bàn học của anh lúc nào cũng ngăn nắp. Sách vở, đồ dùng học tập thứ nào cũng được sắp xếp thứ tự, giữ gìn cẩn thận.
Bà nội rất yêu quý anh Quang Hòa, Bà khen anh rất hiếu thảo và thông minh.
Nguyễn Hồng Nga, 2B Trường Tiểu học Sơn Hà Huyện Nho Quan- Ninh Bình

Bài 12: Tả người mẹ hiền yêu quý của em. 

Mẹ em là Nguyễn Thị Hương, 32 tuổi. Mẹ ở nhà làm vườn, trồng rau, trồng hoa. Bố em là sĩ quan bộ đội Biên phòng, hiện đang công tác tại Lũng Cú, tỉnh Hà Giang. Mẹ là nội tướng, vừa làm vườn, vừa nuôi dạy hai con ăn học: anh Thuận học lớp Ba và em học lớp Hai.
Mẹ em rất xinh đẹp, mái tóc dài, hàm răng trắng, nước da đen giòn, nhanh nhẹn. Mẹ làm gì cũng nhanh thoăn thoắt. Mẹ có đôi bàn tay vàng nên mảnh vườn quanh năm tươi tốt. Mẹ là triệu phú đấy: có tiền làm nhà, tiền mua xe máy, tiền sắm ti vi, tiền gửi tiết kiệm…
Mẹ rất thương yêu hai đứa con bé bỏng của mẹ. Mẹ nhắc anh Thuận: “Gọi điện thoại cho bố chưa đủ, mà mỗi tháng phải viết cho bố một lá thư…”
Em rất thương mẹ em. Sướng nhất là được mẹ khen khi em được điểm 10 và thưởng cho năm nghìn đồng bỏ vào con lợn nhựa.
Hoàng Quỳnh Mai, 2A Trường Tiểu học Ngọc Hồi – Hà Nội

Tổng hợp những bài văn mẫu (lớp 2) - Phần 2

Bài 6: Tả bộ bàn ghế của tổ em 

Lớp 2C của chúng em có mười bộ bàn ghế bằng gỗ tạp, đã cũ. Tất cả đều được sơn nâu, khá bóng và đẹp. Mỗi tổ có bốn học sinh được ngồi chung một bàn. Bàn, ghế nào cũng được đánh số, không thể lẫn lộn.
Bộ bàn ghế số năm của tổ em được kê vào giữa, phía trong lớp học. Long, Việt, Nga và em cùng ngồi chung một bàn. Mỗi đứa có một giang sơn riêng. Ngăn bàn để cặp hoặc ba lô sách. Mặt bàn để sách vở, để dụng cụ học tập. Giờ chính tả, giờ tập viết, lúc nào chúng em cảm thấy vùng lãnh thổ của mình trên mặt bàn trở nên chật chội. Chúng em cố gắng giữ gìn không chạm khuỷu tay vào nhau làm ảnh hưởng đến chữ viết. Mặt bàn, mặt ghế lúc nào cũng sạch bong, gọn gàng, thứ tự, không lộn xộn.
Chúng em cùng giao ước và thực hiện: giữ bàn ghế sạch không được viết, vẽ hoặc dùng dao nhọn khắc lên mặt bàn.
Lê Ngọc Phượng, 2C Trường Tiểu học Tân Kỳ - Nghệ An

Bài 7: Tả cây bút máy của em 

Chiếc bút máy của em mang nhãn hiệu JiFeng 108. Trên thân bút còn có hình hai bé thơ, tóc cài nơ và dòng chữ “Bút mài nét thanh nét đậm”. Dáng hình cái bút rất xinh, thon thon dài mười ba xăng-ti-mét. Cái nắp bút có cài bằng kim loại màu vàng nổi bật thêm màu xanh cánh trả lấp lánh. Ngòi bút hình mũi giáo màu vàng, nằm trên chiếc lưỡi gà màu đen bằng nhựa cứng. Ngòi bút và lưỡi gà cắm vào cổ bút bằng kim loại , nối liền với ruột bút là ống nhựa cứng màu đen để đựng mực.
Chị gái mua cây bút này tại siêu thị với giá 25.000 đồng tặng em, nhân ngày sinh nhật em tròn tám tuổi.
Em cũng như các bạn trong lớp đều dùng mực tìm của nhà máy Văn phòng phẩm Hồng Hà. Từ ngày dùng bút máy, chữ viết của em có nét thanh nét đậm, mỗi ngày một đẹp, mang nhãn hiệu nước ngoài, nhưng không có dòng chữ “Bút mài nét thanh nét đậm” như chiếc bút của em.
Em giữ gìn rất cẩn thận, cây bút máy. Viết xong bài, em dùng giấy lau sạch ngòi bút, nắp bút lại, đặt vào hộp bút. Em xem nó như người bạn thân thiết quý mến của mình thời thơ bé. Em thầm hứa và nói nhỏ với nó: “Bạn thân yêu ơi! Chúng mình nỗ lực phấn đấu giành được giải cao trong hội thi Vở sạch chữ đẹp cuối năm học nhé!”.
Hoàng Đức Lợi, 2A Trường TIểu học Vũ Thư – Thái Bình

Bài 8: Tả cái cặp sách của em 

Năm học lớp Một, em dùng túi sách. Năm lên lớp Hai, bố mua cho em cái cặp sách, ba màu rất đẹp.
Cái cặp sách vừa có quai để xách tay, vừa có hai dây quai rất mềm để khoác vào vai, rất tiện lợi. Sang học kì hai, sách vở nhiều, bài vở nhiều, cặp sách rất nặng, nên em phải luôn luôn cõng cái cặp sách lên đôi vai.
Cặp sách của em, phía ngoài rất đẹp, nổi bật hình hai thiếu nữ tóc vàng, môi son, cặp mắt trong veo lấp lánh, một tay cầm sách vở, một tay cầm bông hoa hồng đỏ tươi. Cặp có hai ngăn chính để sách vở, giấy làm bài kiểm tra. Một ngăn phụ có khóa phéc- nơ- tuya, em để hộp bút và vài thứ lặt vặt khác.
Cõng lên đôi vai khi đi học, em cứ ngỡ là mình cõng em đi chơi. Em vừa đi vừa nhún nhảy. Lúc đi học về, hôm nào được điểm mười, được nhiều điểm tốt, em thấy cái cặp sách nhẹ tênh. Hôm ấy, cái cặp tỏa ra mùi thơm và có tiếng nói thì thầm, yêu thương, trìu mến.
Nguyễn Thị Bích Trang, 2A Trường Tiểu học Hậu Lộc – Thanh Hóa

Bài 9: Tả thầy hay cô giáo của em 

Hồi học lớp Một và lớp Hai, em đều học cô Lệ. Cô còn trẻ và rất xinh đẹp. Tốt nghiệp trường Trung học Sư phạm là cô về dạy ở trường em. Năm nay, cô mới 26 tuổi. Cô đen giòn, mang vẻ đẹp cô gái miền duyên hải. Cô dạy giỏi: chữ viết đẹp, giọng ấm áp, đọc bài, giảng bài như rót vào tai chúng em. Cô dạy Toán, dạy Tiếng Việt rất dễ hiểu. Cô kể chuyện theo tranh rất hấp dẫn, bạn nhỏ nào cũng thích nghe.
Cô ăn mặc giản dị: quần âu màu xanh, màu cỏ úa, áo sơ mi trắng. Về mùa đông, cô mặc áo len, đi xăng đan hoặc đi giày vải. Mặt trái xoan, tóc đen, dài thướt tha. Cô mang vẻ đẹp bình dị, đáng yêu.
Cô cho biết năm học tới, cô quay lại dạy lớp Một. Cô rất thương chúng em, cô khuyên chúng em chăm ngoan, học giỏi. Em rất yêu cô Lệ.
Hà Ngọc Phương, lớp 2A Trường tiểu học Quảng Xương – Thanh Hóa

Bài 10: Viết đoạn văn về gia đình em 

Gia đình em gồm 3 người. Đó là bố mẹ em và em. Bố em năm nay 32 tuổi. Bố làm nghề thợ mộc. Bố làm mộc rất khéo và giỏi. Mẹ em gần ba mươi tuổi. Mẹ bán hàng tại nhà. Mẹ nấu thức ăn rất ngon. Em là học sinh lớp 2 Trường Tiểu học Kiền Bái. Em thấy gia đình em thật hạnh phúc và tràn ngập tiếng cười. Em rất yêu gia đình em.
Bài làm của Nguyễn Thế Đức - Lớp 2A – Tiểu học Kiền Bái – Thủy Nguyên - HP

Tổng hợp những bài văn mẫu (lớp 2) - Phần 1

Bài 1: Viết một đoạn văn ngắn nói về cảnh biển vào buổi sáng 

Em đã được ra biển chơi một lần cùng với bố mẹ. Sóng biển nhấp nhô từng đợt ập vào bờ. Trên biển, những ngư dân đang ra khơi đánh cá. Mặt trời toả những tia nắng xuống biển làm cho mặt biển có một chút màu vàng nhạt. Bầu trời có những chú chim hải âu đang chao lượn. Trên bãi cát có những chú cua bò ngang, có những bạn học sinh được nghỉ hè ra biển chơi. Tắm biển thật là thú vị : Được ngắm cảnh, được xây những lâu đài cát. Biển thật là đẹp. Em thích biển.
Linh Đan - lớp Hai 4

Bài 2: Viết từ ba đến 5 câu nói về em bé của em (Hoặc em bé của nhà hàng xóm) 

Ở nhà em có một em trai rất đáng yêu tên là Bi Bo. Bây giờ em đã lên hai tuổi rồi đấy. Bé có đôi mắt to, tròn xoe như hai hòn bi. Khuôn mặt Bo rất tươi, lúc nào cũng cười. Tóc em đen nháy giống như tóc mây. Bo hơn tròn nên dáng đi trông nặng nề giống như một chú gấu con. Mỗi khi đi học về, Bo liền chạy ra mừng và sà vào lòng em. Em cảm thấy rất sung sướng. Em rất thương bé Bo và thích chơi với em bé mỗi khi mẹ bận việc.
Thảo Trúc - lớp Hai 4

Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn để tả về mùa xuân. 

Mùa xuân bắt đầu từ tháng giêng đến tháng ba. Thời tiết rất ấm áp. Mặt trời chiếu những tia nắng dịu dàng làm cho cây cối đâm chồi nảy lộc. Mùa xuân có bao nhiêu là hoa đẹp như hoa huệ, hoa hồng, hoa đào, hoa mai. Mùa xuân cũng có rất nhiều loại quả. Ngày tết mùa xuân em được bố mẹ ông bà lì xì. Em rất thích mùa xuân.
Trần Uyên Phương - lớp hai 5

Bài 4: Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 4 - 5 câu để nói về ảnh của Bác Hồ mà em được nhìn thấy (Bài kiểm tra viết cuối kì 2 - lớp hai) 

Ảnh Bác Hồ lớp em được treo trang trọng phiá trên tấm bảng, dưới lá Quốc kì nền đỏ sao vàng. Trong ảnh, Bác Hồ có mái tóc bạc phơ và bộ râu hơi dài, trông như một ông tiên. Da Bác hồng hào. Vầng trán của Bác cao lộ rõ vẻ thông minh. Càng nhìn ảnh Bác, em càng quyết tâm thực hiện năm điều Bác Hồ dạy để xứng đáng là cháu ngoan của Bác.
Bài viết của em Lê Huỳnh Thảo Trúc lớp Hai 4

Bài 5: Tả cái bảng lớp học của các em 

Cho đến năm học này (2008), các lớp học trường em vẫn sử dụng bảng đen truyền thống. Cái bảng to và rộng độ hai chiếc chiếu cỡ lớn, được đóng vào giá gắn chặt vào bức tường trên cùng mỗi lớp học, phía bên trái bàn thầy, cô giáo.
Một nửa bảng đen được kẻ ô vuông, để cô giáo dạy tập viết, tập vẽ cho chúng em. Lớp 2A của chúng em có tám tổ, mỗi tổ làm trực nhật một tuần. Tổ năm có sáu bạn. Hôm nào trực nhật, chúng em đi học sớm độ nửa giờ để quét lớp, để lau bảng. Bảng được lau sạch bằng giẻ ướt vắt khô, lau hai ba lần. Lau xong bạn Hương kiểm tra lại rất cẩn thận.
Giờ học toán, chính tả, luyện từ… chúng em cảm thấy cái bảng lớp như có linh hồn, có sức hút kì lạ. Hằng trăm con mắt tuổi thơ theo dõi hàng chữ, con số bằng phấn trắng của cô giáo viết lên bảng đen. Cái bảng như luôn luôn nhắc chúng em phải chú ý, phải tập trung nghe lời cô giáo dạy bảo.
Chúng em lớn lên từng giờ, từng ngày cùng với cái bảng đen thân quen của lớp mình. Cái bảng là tấm gương tâm hồn tuổi thơ chúng em.
Nguyễn Thế Phương, 2A Trường tiểu học Yên Định – Thanh Hóa

Một số bài văn tả cảnh lớp 5 (Phần 8)

ĐỀ: Tả một ngày mới bắt đầu ở quê em 

Bài làm 

Nghỉ hè vừa qua, em được về quê ngoại và thưởng thức một buổi bình minh rực rỡ trên quê hương yêu dấu . Buổi sớm hôm ấy thật là đẹp!

Trời vừa sớm nhưng em đã thức dậy đi dạo quanh làng. Tiếng gà gáy râm ran khắp xóm. Khi trời mát mẻ, không gian thoáng đãng. Một làn gió thoảng qua làm xao động cành lá để lộ ra những hạt sương sớm long lanh. Bầu trời cao, rộng mênh mông, đây đó một vài đám mây trắng lững lờ trôi. Từ các mái bếp, những làn khói nghi ngút bay lên hoà quyện với sương sớm tạo thành những dải lụa mềm uốn lượn trên bầu trời.

Ngoài đồng những bông lúa ngả đầu vào nhau thì thầm trò chuyện. Nhìn từ xa, cánh đồng trông như một tấm thảm màu xanh pha vàng trải rộng mênh mông. Đây đó trên cánh đồng lác đác một vài bác nông dân ra thăm ruộng. Từ các ngõ xóm, trên đường làng, các bà các chị gánh những gánh hàng, rau tươi su hào, cải bắp … mang ra chợ bán. Các em bé xúng xính trong những bộ quần áo sặc sỡ lon ton theo mẹ ra chợ. Những chú lợn eng éc đòi ăn, những chú kêu ăng ẳng, mọi người ý ới gọi nhau đi làm.

Đằng đông, mặt trời tròn xoe, ửng hồng đang từ từ nhô lên sau bụi tre, chiếu những tia nắng ấm áp xuống mặt đất, xua tan màn sương sớm, nhuộm vàng những bông lúa làm cả xóm làng như sáng bừng lên giữa ánh bình minh. Bầu trời lúc này như trong và sáng hơn, mây trắng hiền hoà, từng đàn chim bay lượn thật là đẹp. Trên các cành cây, những chú chim hót líu lo chào ngày mới. Ngoài đường, xe cộ đi lại nườm nượp, các bạn học sinh vui vẻ đến trường.

Tất cả các màu sắc, cảnh vật, âm thanh đó như hoà quện với nhau tạo nên phong cảnh làng quê thật trù phú , tươi vui.

Em rất yêu quê hương em - một làng quê thanh bình và trù phú. Em tự nhủ sẽ cố gắng học thật giỏi để mai sau xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp ấm no hơn .

Một số bài văn tả cảnh lớp 5 (Phần 7)

ĐỀ: Tả một đêm trăng đẹp. 

Bài làm: 

Một năm có bốn mùa, mùa nào cũng có những đêm trăng đẹp. Thế nhưng em vẫn thích nhất là đêm trăng rằm vào mùa hạ.

Ông mặt trời đỏ ối như một quả cầu lửa khổng lồ đã từ từ khuất hẳn phía xa. Trong xóm, mọi nhà đã lên đèn từ lúc nào. Bầu trời trong vắt, đen thẫm lại như11 khoác tấm áo nhung đen trên có đính những ngôi sao lấp lánh Sau luỹ tre làng, mặt trăng tròn vành vạnh nhô lên, toả ánh sáng vàng dịu lên những ngọn tre. Hàng trăm ngôi sao sáng long lanh, lúc ẩn lúc hiện tạo cho bầu trời một vẻ đẹp huyền ảo.

Một lúc sau, trăng đã gối đầu lên rặng cây phía xa để rồi sau đó lấp ló trên ngọn tre già. Lúc này trăng đã lên cao, toả ánh sáng êm dịu len lỏi vào khắp các đường làng, ngõ xóm. ánh trăng phết nhẹ lên các mái nhà, chiếu những tia sáng li ti qua các kẽ lá, soi xuống mặt đường như muôn vàn hạt ngọc nhỏ. Em và các bạn rủ nhau ra sông hóng mát, ngắm trăng. Chúng em đi đến đâu, trăng đi theo đến đó như muốn cùng đi chơi với chúng em. Ngoài bờ sông, gió lồng lộng thổi vào mát rượi. Dòng sông ven làng được ánh trăng soi sáng gợn sóng lăn tăn, mặt sông óng ánh lung linh như dát vàng.

Mọi người trong xóm em đều tụ tập ở sân nhà để ngắm trăng. Trẻ em nô đùa chạy nhảy cười nói vui vẻ. Những chú chó cũng ra sân hóng mát , thỉnh thoảng lại ngó ra đường, cất tiếng sủa vu vơ. Ngoài đồng quang cảnh thật vắng lặng. Nước chảy róc rách trong các rãnh, mương nước. Hàng trăm anh đom đóm với những chiếc đèn lồng bé xíu toả ánh sáng nhấp nháy thật đẹp. Đó đây có tiếng côn trùng kêu ra rả. Cỏ cây thì thầm trò chuyện với nhau . Trời càng về khuya, quang cảnh càng yên ắng, tĩnh mịch hơn.

Vạn vật say sưa chìm vào trong giấc ngủ êm đềm. Ánh trăng dìu dịu cùng hơi sương như đang ru ngủ muôn loài. Chỉ còn côn trùng vẫn cất tiếng ra rả cho khúc nhạc muôn thuở về đêm. Cảnh đêm trăng rằm mùa hạ thật đẹp.

Giữa đồng quê, ngắm cảnh một đêm trăng đẹp như vậy, em cảm thấy yêu thiên nhiên, cảnh vật quê quê hương hơn. Em sẽ cố gắng học giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Một số bài văn tả cảnh lớp 5 (Phần 6)

ĐỀ: TẢ MỘT CƠN MƯA 


Mấy hôm nay trời nắng như đổ lửa. Cây cối như muốn khô lại vì nắng. Chẳng ai muốn ló mặt ra khỏi nhà. Bà em vừa phe phẩy quạt vừa nói : " Có lẽ trời sắp mưa to đây!"

Quả đúng như vậy! Quá trưa, trời bỗng nổi cơn dông. Những đám mây đen ùn ùn kéo đến che phủ bầu trời.Gió thổi tốc cát trên đường bụi mù, càng lúc gió càng mạnh, mặc sức điên đảo trên các cành cây. Các bác nông dân hối hả trở về nhà.

Một lúc sau, mưa đã xuống. Lúc đầu mới chỉ lộp độp rơi trên mái nhà. Những giọt nước lăn xuống mái phên nứa rồi ào aò đổ xuống. Dường như mọi người không thể tưởng rằng mưa lại đến nhanh như thế. Mọi hoạt động như ngừng lại. Ngoài đường, bóng người thưa thớt dần. Trong sân, chị gà mái cuống quýt dẫn đàn con tìm chỗ trú. Mưa ào ạt .Mưa xối xả như cho bõ những ngày nóng nực. Ai ai cũng vui mừng. Khí nóng đã bị xua tan, gió mang mùi của đất, của cây cỏ, hoa lá bay khắp không gian.

Mưa rào rào như trút nước xuống sân gạch, đen ngòm. Nước cuồn cuộn dồn vào các cống rãnh. Những hạt mưa to và nặng đập bùng bùng vào lòng lá chuối. Từng chùm sấm rền vang. Những tia chớp sáng loé rạch ngang bầu trời đen thẫm. Trong nhà bỗng tối sầm lại, một mùi nồng nồng ngai ngái của những trận mưa đầu mùa lan toả .

Một lát sau, mưa nhỏ dần rồi tạnh hẳn. Bầu trời quang đãng như vừa được giội rửa. Ánh nắng chan hoà xuống mặt đất. Chị gà mái mơ dẫn đàn con đi kiếm mồi. Trên các cành cây, chim hót líu lo. Trong vườn, cây cối tươi tắn hẳn lên.

Ngoài ngõ, tiếng chân người lội bì bõm. Ai cũng vui vẻ ra khỏi nhà hít thở không khí trong lành. Trên cánh đồng lại rộn rã tiếng cười, tiếng nói chuyện rôm rả.
Previous PostOlder Posts Home
Blog bài văn tả cảnh sưu tập. Powered by Blogger.